Connect with us

Người nổi tiếng

Đại sứ Nhân ái Hiền Thương, tấm gương của nghị lực phi thường

Sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng yêu nước, có Cha làm trong ban tổ chức tỉnh ủy, còn Mẹ là chủ tịch của hội phụ nữ, lại là con gái út trong nhà, nên Hiền Thương nhận được đầy đủ sự giáo dục và tình yêu thương của gia đình.

Đại sứ nhân ái Hiền Thương

Hiền Thương - Đại Sứ Nhân Ái Việt Nam. 

Hiền Thương như cô công chúa lá ngọc cành vàng sống trong lâu đài cổ tích, mỗi ngày hồn nhiên nói cười như “ chim sơn ca” vui vẻ cất tiếng hát vang.

    Là một người Việt Nam thấm nhuần tư tưởng yêu nước, chiến đấu bất khuất của ông cha trong mỗi câu chuyện thời chiến hào hùng lịch sử. Hiền Thương thường bám theo các chú bộ đội đi ăn cơm tập trung, để rồi được các chú vừa cõng sau lưng, vừa kể về những câu chuyện đi chiến đấu chống giặc. Từ các mẫu chuyện vụn vặt có, xúc động có, tình yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào đã cháy bỏng trong trái tim nhỏ bé của Hiền Thương, và rồi cô đã có một ước mơ lớn lên sẽ giống như cha, như các cô chú bộ đội, để trở thành một người chiến sĩ cách mạng yêu nước, đem hết sức mình ra cống hiến phục vụ cho Tổ quốc.

Người tàn, chí không tàn

    Đáng tiếc thay, một tai nạn đã xảy đến với Hiền Thương lúc cô 8 tuổi, trong một lần dạo chơi trong vườn, Hiền Thương đã bị rắn độc cắn. Đó là một ký ức kinh hoàng, mà Hiền Thương đã ám ảnh cho đến tận bây giờ. Nọc độc chạy vào người, khiến cả người của Cô sưng to, quần áo không thể mặc vừa, cánh tay bị rắn cắn thối rửa phải nạo bỏ lớp thịt bên ngoài, đau đớn đến mức chết đi sống lại với một cô bé mới 8 tuổi như Hiền Thương quả thật đáng sợ. Mạng sống của Hiền Thương khi đó như “chỉ mành treo chuông”, bất cứ lúc nào cũng có thể rơi rụng. Nhưng nhờ các y bác sĩ đã cố hết sức giành giật lại mạng sống cho Hiền Thương, cuối cùng Cô cũng đã tỉnh lại như một kỳ tích trong sự vui mừng ngập tràn nước mắt của gia đình và các y bác sĩ.

    Tuy giành lại được mạng sống, nhưng Hiền Thương phải chịu di chứng của chất độc rắn, cô phải nằm viện 8 năm trời dài đằng đẵng. Từ bỏ học hành, từ bỏ giấc mơ trở thành một chiến sĩ cách mạng bảo vệ Tổ quốc. Nếu không phải là một người đầy nghị lực, nếu không phải tình yêu thương của ba mẹ và anh chị em, cùng sự động viên của các y bác sĩ, Hiền Thương cũng không biết liệu mình có vượt qua nổi những ngày tháng khủng khiếp đó hay không? Hiền Thương rất vui mừng và thầm cảm ơn những người luôn bên cạnh và giúp cô không từ bỏ cuộc sống.

    Bằng ý chí và nghị lực phi thường, dù nằm viện, Hiền Thương vẫn tự trang bị kiến thức cho mình người tàn chí không tàn”. Với quyết tâm và nghị lực, Hiền Thương cũng đem về một tấm bằng trung cấp và trở thành giáo viên mầm non với ước mơ  “ươm mầm cho Tổ quốc”, dạy dỗ ra những thế hệ trẻ phục vụ Tổ quốc mai sau, đây cũng là một cống hiến của Hiền Thương đối với đất nước yêu thương.

dai-su-nha-ai-hien-thuong-03.jpg (90 KB)

dai-su-nha-ai-hien-thuong-02.jpg (118 KB)

dai-su-nha-ai-hien-thuong-04.jpg (73 KB)

dai-su-nha-ai-hien-thuong-05.jpg (191 KB)

Hiền Thương - Thời Thanh Xuân

 Những tháng ngày “cơm chan nước mắt”

     Những tưởng cuộc sống yên bình sẽ luôn còn mãi. Nhưng cuộc hôn nhân năm 19 tuổi đã khiến cuộc đời của Hiền Thương phải bước sang một trang mới. Nơi đã ghi lại những hồi ức đau buồn và đầy nước mắt. Ở cái tuổi 19, Hiền Thương ngày càng xinh đẹp mặn mà, được bao người yêu thương nhưng Hiền Thương chỉ mải đam mê dạy trẻ. Theo phong tục ở miền Bắc, con gái 19 tuổi vẫn chưa lập gia đình, thì sẽ bị xem là “quá lứa lỡ thì”, gia đình lo âu hối thúc Hiền Thương nhiều lần. Do vậy, Cô không muốn để cho gia đình lo lắng, cha mẹ già yên lòng, Hiền Thương chấp nhận lấy chồng với người đàn ông chỉ mới quen biết 20 ngày, chỉ đơn giản vì nhà chồng chỉ cách nhà Hiền Thương hơn hai cây số! Chỉ với một việc Cô nghĩ lấy chồng gần nhà, thì có thể chạy qua chạy lại thăm nom cha mẹ già làm tròn chữ hiếu. Hiền Thương nào biết mình đang bước chân vào chốn ngục tù của trần gian… và Cô đã phải trải qua bao nhiêu giông bão của cuộc đời, rồi một mình Hiền Thương đã phải lèo lái cả một con thuyền lớn vượt sóng ra khơi…

    Ngày đầu, khi mới về nhà chồng, thì chồng của Hiền Thương đã bắt cô phải nghỉ dạy học để ở nhà chăm sóc cho cha mẹ chồng, làm bổn phận dâu thảo vợ hiền, bởi vì cha chồng bị mù hai mắt, mẹ chồng cũng bị mù một bên, mà các anh chị em chồng cũng cưới vợ lấy chồng ra ở riêng hết. Vốn sinh ra trong gia đình gia giáo, được cha mẹ bồi dưỡng cho những phẩm chất truyền thống của người con gái Việt Nam về “Tam tòng, tứ đức”, cũng như “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”, Hiền Thương lần nữa chấp nhận rời bỏ ước mơ dạy trẻ của mình để làm tròn bổn phận dâu con.  Vốn là người giỏi giang tháo vát, không ngại khó ngại khổ, Hiền Thương đã lao vào phụ giúp công việc cho nhà chồng từ đồng áng đến chăn nuôi, vì gia đình chồng vốn rất khó khăn chứ không giàu có. Hiền Thương vừa ngoan ngoãn vừa giỏi giang, cả thôn cả xã ai cũng khen cô là vừa đẹp người vừa đẹp nết, chồng may mắn lắm mới cưới được Hiền Thương về làm dâu. Chồng Hiền Thương rất hãnh diện và khoe mẽ vì chẳng tốn kém bao nhiêu đã có được một người vợ hiền như vậy, nhưng thay vì trân trọng và yêu thương vợ, chồng cô lại sa ngã vào những trò ăn chơi, cờ bạc, bỏ mặc vợ với biết bao công việc từ trong ra ngoài, chỉ biết thỏa mãn đam mê của mình, “siêng ăn nhát làm”.

    Đắng cay nhất là khi Hiền Thương mang thai, cũng là lúc chị chồng sinh đôi hai bé, mẹ chồng thương con gái nên sang chăm sóc, để mặc Hiền Thương với công việc bộn bề và cái bụng ngày càng nặng nề. Mỗi ngày sáng tinh mơ, Hiền Thương phải thức dậy sớm giặt giũ nhà cửa, nấu cơm nước cho gia đình, chăm sóc cho người cha chồng bị mù, và Cô lại phải đi cắt rau để nấu cháo cho heo ăn, dẫn bò đi ăn cỏ rồi tối về lại đang thồ đất, lấp ao, đóng gạch đêm… công việc vô cùng vất vả nhưng Hiền Thương chưa từng than thở lấy một lời. Cô chăm sóc cha chồng rất chu đáo, cơm bưng nước rót, tắm rửa thay đồ, đổ bô….đến cha đẻ của Hiền Thương còn chưa được cô báo hiếu ngày nào. Cô luôn cho rằng đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của người phụ nữ, người vợ, phận làm dâu con trong gia đình. Những khổ cực vất vả của Hiền Thương lại không được chồng cảm thông giúp đỡ, mà ngày càng bỏ mặc, sáng đi chơi, đói về ăn, thế nhưng Hiền Thương vẫn mĩm cười cam chịu không dám hé răng lấy một lời với bất cứ ai. Và cô đã luôn nở nụ cười tươi, không có lấy một lời phàn nàn than vãn mỗi khi cha mẹ cô quan tâm thăm hỏi, vì sợ cha mẹ sẽ lo lắng cho Cô. Mỗi khi gặp cha mẹ thì luôn dối lòng cười bảo:

“ Chồng con đối xử với con rất tốt, con rất là sung sướng, bố mẹ cứ yên tâm”, vì cha mẹ đã vất vả cả đời chăm sóc nuôi lớn cô, nếu biết cô không sống hạnh phúc sẽ lo lắng không yên, cô đâu nỡ để cha mẹ già phải lo lắng thêm nữa.

     Nhưng rồi cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra, chHiền Thương biết chuyện rất buồn, và thương con gái bụng bầu ngày càng to mà phải vất vả.

     Dù bụng to vượt mặt, Hiền Thương vẫn vất vả với bảy sào ruộng, một cặp bò, một đàn heo nái, lại thồ đất lấp ao làm gạch…, vẫn làm việc một mình! Chính vì lo lắng cho con gái, lại thêm di chứng để lại thời chiến tranh, cha Hiền Thương ngã bệnh nằm dài. Điều cay đắng nhất là dù biết cha bị bệnh, Hiền Thương vẫn không thể về thăm cha già đang bệnh được, vì chồng Hiền Thương cấm đoán với lí do “ con gái gả đi là con người ta”. Cái khốc liệt của phận làm dâu, cái định kiến thời phong kiến “lấy chồng thì phải theo chồng” khiến Hiền Thương phải ngậm đắng nuốt cay, cố sống trong những tháng ngày “cơm chan nước mắt”.

     Vì quá nhớ thương cha mẹ già lại đang bệnh, và muốn được về thăm, Hiền Thương thức dậy lúc 2 giờ sáng để lần mò ra nghĩa địa dưới ánh trăng chiếu sáng, đến ruộng bắp chỉ để trộm cỏ. Thời đó, ruộng đất bao la, cỏ mọc đầy ruộng, thế nhưng cỏ ở ruộng bắp vừa dài vừa cao, không tốn bao nhiêu thời gian đã có được một bị cỏ bự đem về cho bò ăn. Vì thế, Hiền Thương mới đánh liều đi trộm cỏ, dành thời gian về thăm cha mẹ. Nhưng xui xẻo thay, Cô lại bị bảo vệ bắt được khi đang gánh cỏ ra về, thấy Hiền Thương bụng mang bầu to, cũng biết hoàn cảnh đáng thương của Cô, người bảo vệ tốt bụng còn giúp Hiền Thương sửa lại gánh cỏ cho dễ đi đường. Về đến nhà thì trời cũng gần sáng, cô không dám nghỉ ngơi lấy một giây, cô vội vàng băm rau, thái bèo, nấu cháo trộn cám cho heo ăn, rồi cho bò ăn…Đến khi xong hết công việc nhà cũng đã 8 giờ sáng, Hiền Thương vội vàng thay đồ dắt xe đạp ra khỏi cổng hớn hở về thăm cha mẹ già, nhưng vừa đến cổng đã gặp mẹ chồng đi chợ về. Hiền Thương vội vàng xin phép mẹ chồng cho về thăm cha mẹ, trước thái độ e dè lo lắng của cô, mẹ chồng lạnh nhạt bước qua đi vào nhà, không bày tỏ thái độ gì, Hiền Thương không khỏi đau đớn khổ tâm. Nhưng vì quyết tâm về thăm cha mẹ cho bằng được, Cô đã cố nén nước mắt vào bên trong, không dám khóc, vì sợ về nhà cha mẹ thấy thì lại thêm lo lắng cho cô.

    Đường tuy không quá xa nhưng khó đi, lại bụng cao vượt mặt, đạp được xe về đến nhà cha mẹ, Hiền Thương mồ hôi nhuễ nhại, mệt đến mức muốn ngất lịm đi. Cứ nghĩ sau bao nhiêu mệt mỏi, có thể gặp được cha mẹ, niềm vui đoàn tụ không gì bằng thì Hiền Thương lại phải đối mặt với sự hờn trách của cha mình.  Ông đã quay lưng đi với thái độ giận hờn không thèm nhìn mặt, khiến Hiền Thương vô cùng tủi thân, cô đứng chết lặng nhìn bóng lưng của cha, lần đầu tiên sau khi đi lấy chồng, cô bật khóc trước mặt cha mẹ, khóc như một đứa trẻ bị trách oan, và Cô đã bị nhận bao nhiêu uất ức không nói thành lời. Và khi “Con khóc, lòng mẹ đau”, mẹ Hiền Thương xót con gái vào khuyên giải mới biết  hóa ra cha Hiền Thương giận vì mãi không thấy con gái út cưng về thăm mình sau một tháng nằm bệnh, ông ngày nào cũng thương nhớ trông ngóng cô, hai cha con hóa giải giận hờn nắm chặt tay nhau mừng mừng tủi tủi.

   Trước mặt cha mẹ, Hiền Thương vẫn cố nén nước mắt vào trong, mỉm cười trấn an để cha mẹ yên lòng mà không sinh bệnh thêm, cô luôn miệng cho rằng mình rất hạnh phúc, chồng luôn đỡ đần giúp đỡ cô, chứ không như cha mẹ nghe đồn. Hai cha con bịn rịn nắm tay nhau không muốn buông, nghe lời cha mẹ dặn dò, Hiền Thương chỉ biết ngậm ngùi vâng dạ mà lòng dạ thấp thỏm không yên, vì cô biết mình không thể ở nhà cha mẹ quá lâu, để rồi bước chân ra khỏi cổng nhà cha mẹ, cô đã khóc như mưa. Khóc vì thân phận đàn bà trong xã hội phong kiến chỉ có thể nhẫn nhục cam chịu, không có tiếng nói. Cha mẹ vất vả nuôi mình khôn lớn, một khi đi lấy chồng là không có cách nào có thể báo hiếu cha mẹ.

    Nhưng cái đau đớn nhất là Hiền Thương không biết đó là lần cuối cùng, mình được trò chuyện tâm sự cùng cha. Bởi gần một tháng sau, cha Hiền Thương hấp hối, ông cố gắng gượng những hơi thở cuối cùng để chờ Hiền Thương về nắm chặt tay cô nấc nghẹn rồi qua đời trong tiếng khóc nức nở xé ruột xé gan của cô. Đối với Hiền Thương, cha luôn là một tấm gương, một người đáng kính nhất trên đời, nên khi ông mất, Hiền Thương như thấy bầu trời của cuộc sống hoàn toàn sụp đổ. Lúc cha còn sống, thì chữ hiếu Hiền Thương vẫn chưa làm tròn, đến khi cha mất, Hiền Thương lại không thể đưa tiễn ông một cách trọn vẹn vì chồng không cho phép cô ở lại quá lâu.

    Tâm sự về khoảng thời gian u tối, nữ doanh nhân tài sắc cho biết: “Nỗi đau lớn nhất của một người con đó chính là không thể chăm sóc cho cha mẹ khi đến tuổi xế chiều. Khi ấy, vì di chứng của chiến tranh, cha tôi ốm nặng từng ngày. Vậy mà, người làm con như tôi lại không  được phép về chăm sóc cha mẹ già, dù chỉ cách nhà chồng mấy cây số. Đến khi về được thì cũng là lúc cha tôi trút hơi thở cuối cùng…”. Khi kể câu chuyện đến lúc này, thì cô đã nghẹn ngào không thể kìm được nước mắt…

    Nỗi nhớ cha, sự ân hận và tự trách mình cũng chỉ vì định kiến làm dâu mà trở nên nhu nhược, trong lòng Hiền Thương có ý muốn phản kháng, muốn bước ra khỏi vũng bùn của định kiến, nhưng vì lo nghĩ cho tương lai của con, đứa trẻ sinh ra không thể không có cha. Hiền Thương lại tiếp tục với chuỗi ngày cơ cực và những công việc hàng ngày như: mò cua bắt óc, đi nhặt ve chai, và thậm chí không có đến một đồng nào trong túi để mua nỗi một quả trứng, cô đã từng bị nhịn đói 4 ngày không có đến một hột cơm trong bụng, rồi phải chăm sóc cha chồng mù lòa cho đến ngày sinh con.

    Phụ nữ vượt cạn như bước chân vào quỷ môn quan, đau đớn khổ sở vô cùng, nhưng khi đó lại không có chồng bên cạnh cũng như không có một người thân nào bên cạnh khi Hiền Thương vượt cạn, người giúp cô khi sinh con chính là người chị dâu bên chồng. Đắng cay hơn, khi đứa trẻ trong bụng của Hiền Thương trào đời lại là con gái, mà đối với chồng của cô, sinh con gái là một sự xấu hổ.

    Hiền Thương vẫn cam chịu chấp nhận sống trong sự vô tâm của người chồng ham mê cờ bạc, để sống vì con, không dám oán than lấy một lời vì “xấu chàng hổ thiếp”! Tằn tiện tích góp đều lo cho chồng cho con, lại chịu thương chịu khó, một tay Hiền Thương đã tạo dựng sự nghiệp để chồng con được hãnh diện. Người ngoài nhìn vào đều khen ngợi gia đình Hiền Thương, nào ai biết mọi danh tiếng chồng Hiền Thương được hưởng hết, còn Cô lại là người lái thuyền ẩn danh”. 22 năm chung sống với chồng là 22 năm trả nợ cho chồng, tất cả chỉ vì muốn cho hai đứa con có được gia đình trọn vẹn.

    Người ta nói “đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn”, nhưng một người làm mà một người phá, thì khác nào nhà không có nóc! Con giun xéo lắm cũng quằn, sức chịu đựng cũng đã vượt quá giới hạn! Kết thúc cuộc hôn nhân đầy nước mắt, được sự chấp nhận của hai con, Hiền Thương quyết dẫn hai con ra đi với đôi bàn tay trắng. Ba mẹ con dọn ra túp liều lụp xụp ngoài chợ để sinh sống và làm lại từ đầu.

    Tuy phải cực khổ bươn chải giữa chợ đời, nhưng đó lại chính là những tháng ngày bình yên nhất của cô sau ngần ấy năm đau xót. Cô chia sẻ trong nỗi nghẹn ngào:“Ngày ấy, sáng tôi đi ra chợ làm hàng bán, chiều tối ra nhà thờ bán bóng bay. Có những đêm mưa tầm tã, tôi vẫn cố đứng bán thêm chút, rồi mới về vì sợ các con không đủ cơm ăn áo mặc. Tuy khó nhọc trăm bề, nhưng tôi rất vui vì các con luôn biết phấn đấu, cố gắng học hành và phụ giúp cho mẹ…”

 Khi nước mắt biến thành nụ cười cho cuộc sống vì mọi người

dai-su-nha-ai-hien-thuong-06.jpg (243 KB)

dai-su-nha-ai-hien-thuong-07.jpg (215 KB)

dai-su-nha-ai-hien-thuong-08.jpg (126 KB)

Nữ doanh nhân tài sắc Hiền Thương

      Sau bao năm lam lũ, chịu thương chịu khó buôn gánh bán bưng, cuối cùng thì ông trời cũng đã đền đáp xứng đáng cho người mẹ đơn thân Hiền Thương và các con. Nhờ khôn khéo và biết tính toán, Hiền Thương đã gầy dựng cho mình một cơ sở nuôi yến và kinh doanh nhà nghỉ. Từ việc buôn bán nhỏ đến những hoạt động kinh doanh lớn, cho đến hiện tại, gia đình cô đã sở hữu trong tay những tài sản có giá trị, đủ để tạo dựng cuộc sống hạnh phúc cho các con sau này.

dai-su-nha-ai-hien-thuong-09.jpg (157 KB)

dai-su-nha-ai-hien-thuong-10.jpg (113 KB)

dai-su-nha-ai-hien-thuong-11.jpg (218 KB)

Nữ doanh nhân tài sắc Hiền Thương

    Vì yêu thương trẻ em, nhất là những đứa bé mồ côi, cơ nhỡ, nên nữ doanh nhân tài sắc đã nhận nuôi thêm 6 người con. Và tâm nguyện của cô là sẽ nuôi dạy các em khôn lớn và trở thành người có ích cho xã hội. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, các con tụ họp quây quần bên mẹ Hiền Thương tạo nên niềm hạnh phúc khó tả, mà hầu như bất kỳ gia đình nào cũng mong muốn có được.

dai-su-nha-ai-hien-thuong-12.jpg (279 KB)

dai-su-nha-ai-hien-thuong-13.jpg (334 KB)

Hiền Thương bên cạnh hai người con ruột
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Nguyễn Quang Khánh

dai-su-nha-ai-hien-thuong-14.jpg (278 KB)

dai-su-nha-ai-hien-thuong-15.jpg (282 KB)

Hiền Thương sum vầy bên những người con nuôi

    Ngoài công việc kinh doanh thành đạt, ít ai biết được nữ doanh nhân Hiền Thương lại chính là mạnh thường quân giấu tên trong các hoạt động thiện nguyện tại phố núi Đắk Lắk. Hiền Thương chưa bao giờ quên ước mơ hoài bão phục vụ Tổ quốc, yêu thương đồng bào của mình, cô luôn cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào các hoạt động từ thiện, với hy vọng “dù ít nhưng đậm tình người” đến với các mảnh đời bất hạnh. Và trong khi đất nước đang gặp cơn dịch bệnh căng thẳng và khó khăn, thì Hiền Thương cũng đã ra tay giúp đỡ rất nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống hiện tại của họ. Vì đối với Cô khi nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của mọi người, thì Hiền Thương lại thấy rất hạnh phúc và vui vẻ.

dai-su-nha-ai-hien-thuong-16.jpg (263 KB)

dai-su-nha-ai-hien-thuong-17.jpg (266 KB)

dai-su-nha-ai-hien-thuong-18.jpg (244 KB)

Hiền Thương thăm hỏi và động viên người mẹ của bạn cô.  Bà cụ đang bị tai biến

    Cô luôn san sẻ tình yêu thương đến với những mảnh đời kém may mắn hơn mình. Có lẽ vì vậy, mà cô được mời làm Đại sứ Nhân ái Việt Nam vào ngày 08/3/2020 vừa qua.

dai-su-nha-ai-hien-thuong-19.jpg (271 KB)

dai-su-nha-ai-hien-thuong-20.jpg (203 KB)

Hiền Thương - Đại Sứ Nhân Ái Việt Nam.

Hạnh phúc với lời mời cao quý này, nữ doanh nhân tài sắc chia sẻ: Tôi cũng từng vươn lên từ đôi bàn tay trắng nên dường như tôi thấu hiểu từng nỗi đau mà những mảnh đời cơ nhỡ đang gặp phải. Vì lẽ đó, tôi muốn san sẻ những yêu thương để xoa dịu các tổn thương hiện hữu. Tôi hy vọng mình sẽ lan tỏa được thông điệp này rộng khắp cả nước và trên toàn thế giới…”.

    Để kép lại câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp thăng trầm của người phụ nữ tài sắc và cô cũng chính là nữ doanh nhân vươn lên từ phố núi Tây Nguyên. Và qua đó cũng là một bài để cho các bạn trẻ thấy được tấm gương phấn đấu vượt khó của Hiền Thương mà noi theo, bên cạnh đó cũng phải biết quý trọng những hạnh phúc hiện tại mà ông trời đã ban cho.

BỨC TƯỜNG NGHỆ SĨ

Tin khác